Cách phân biệt MCB & MCCB đơn giản và dễ dàng nhất

Cách phân biệt MCB & MCCB đơn giản và dễ dàng nhất

Với một số thông tin sẽ giúp bạn dễ dàng phân biệt được sự khác nhau giữa thiết bị MCB và MCCB một cách đơn giản và dễ dàng nhất.

Định nghĩa MCB, MCCB

MCB (Miniature Circuit Breaker) là thiết bị chuyển mạch loại tép, thường có dòng cắt định mức và dòng cắt ngắn mạch thấp.

MCCB (Moulded Case Circuit Breaker) là thiết bị chuyển mạch loại khối, thường có dòng cắt ngắn mạch lớn (có thể lên tới 150kA).

MCB 4P
MCB 4P

 

MCCB 3P
MCCB 3P

 

Phân biệt MCB & MCCB

Dưới đây là 6 đặc điểm giúp bạn dễ dàng phân biệt hơn sự khác nhau giữa MCB và MCCB.

1. Vỏ đúc khối (Frame)

Vỏ đúc khối (Frame) là một đặc trưng mà chỉ MCCB mới có còn MCB thì không! Để hiểu rõ hơn mình sẽ minh họa cho các bạn bằng hình ảnh sau: 

Vỏ đúc khối (Frame)

Như trên hình các bạn chú ý dòng 3VA1 có nhóm 400A và 630A (ở đây là dòng định mức nhé) đặt ở cao độ bằng nhau tức là chúng sử dụng chung 1 vỏ đúc khối (Frame) là 630A mặc dù 2 sản phẩm này có dòng định mức khác nhau.
👉 Lưu ý: dòng định mức luôn nhỏ hơn hoặc bằng dòng Frame. Và các dòng MCCB khác trên hình bạn có thể suy luận ra.

Ví dụ dòng 3VA1 có nhóm 100A và 160A cùng chung 1 loại vỏ đúc khối là 160A, ở dòng 3VA2 có nhóm 100A, 160A, 250A cùng chung Frame 250A, nhóm 400A và 600A tương tự (3VA1) và nhóm 1000A, 1600A chung Frame 1600A.

 

2. Dòng điện định mức IN

Dòng định mức In cũng là 1 đặc điểm để phân biệt MCCB và MCB. Thông thường dòng định mức của MCB nằm trong khoảng <= 125A, còn đối với MCCB là khoảng (100A – 1600A). Với MCCB có những hãng sản xuất thì có loại <100A hoặc >1600A, tuy nhiên thông dụng nhất vẫn là dải (100A – 1600A) 

3. Dòng cắt ICS

Dòng cắt Ics của MCB nhỏ hơn MCCB. Với MCB dòng Ics lớn nhất vào khoảng 25kA, còn MCCB khoảng 150kA.

4. Khả năng mở rộng tùy chỉnh

Khả năng mở rộng tùy chỉnh, truyền thông, điều khiển từ xa… là đặc trưng mà chỉ MCCB mới có! Như hình phía dưới các bạn đã thấy, khả năng mở rộng rất nhiều module của thiết bị này là lớn đến thế nào! Có rất nhiều module khác nhau để các bạn lựa chọn, có thể sử dụng hoặc không điều đó phụ thuộc vào bạn, nó sẽ giúp tối ưu và tiết kiệm hơn trong quá trình sử dụng.

Các module có thể tích hợp cùng MCCB như các cặp NO – NC, các cặp trạng thái điều khiển chế độ on – off – trip, các cổng truyền thông công nghiệp, các loại phụ kiện khóa an toàn…Ngoài ra đối với những dòng MCCB cao cấp còn có thể tích hợp các bộ ETU, nếu các bạn đã tiếp xúc với ACB thì chắc chắn bạn sẽ biết ETU là gì!

5. MCCB tích hợp module truyền thống

Đây là đặc điểm mà chỉ những dòng MCCB cao cấp mới có, khi tích hợp module này bạn có thể giám sát và điều khiển từ xa thiết bị MCCB này. Có loại MCCB cấu hình truyền thông trực tiếp được trên thiết bị, cũng có những loại MCCB sử dụng phần mềm để lập trình.

Các thiết bị càng nhiều chức năng đồng nghĩa với việc bạn có thêm nhiều lựa chọn cho yêu cầu của bạn tuy nhiên nó cũng sẽ tỉ lệ thuận với giá thành, bạn nên cân nhắc nhé!

6. Ứng dụng của MCB và MCCB

Từ những phân tích trên thì MCB thường được ứng dụng trong các mạng điện dân dụng, các loại  aptomat MCB (1P, 2P) được sử dụng rất nhiều và sẽ không khó bắt gặp chúng trong mạng điện gia đình bạn. Trong công nghiệp chúng ta bắt gặp chúng trong các tủ điện phân phối như tủ điện chiếu sáng, tủ điện cấp cho ổ cắm…

MCCB trong dân dụng thì bạn sẽ ít bắt gặp hơn bởi lẽ mạng điện dân dụng dùng MCB là quá hợp lý rồi, một phần bởi dòng định mức của MCCB khá cao nhưng điện dân dụng thì ít sử dụng đến loại dòng lớn như vậy, mặt khác giá thành của MCCB cũng là điều cần đắn đo khi bạn mua chúng.

Nếu bạn là kỹ sư điện làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện, tòa ốc… thì MCCB sẽ không quá xa lạ. MCCB được ứng dụng nhiều trong các tủ điện tổng hoặc tủ điện phân phối của các công trình lớn ( thường trong tủ điện phân phối sẽ gồm 1 MCCB tổng và nhiều MCB tép).

Phân biệt mcb và mccb qua bản vẽ điện
Phân biệt mcb và mccb qua bản vẽ điện

Phân biệt mcb và mccb ở hình vẽ trên như thế nào? Đây là bản vẽ ( sơ đồ điện ) sử dụng các thiết bị đóng cắt cho hệ thống truyền tải và phân phối điện trong thực tế!

  • Loại 3WL (có thể là MCCB hoặc ACB)
  • Loại 3VA1 – 3 VA2 là MCCB
  • Loại 5SY là MCB

Bảng phân biệt MCB và MCCB

Sau đây mình sẽ giúp các bạn rút ra 1 số ý chính theo bảng sau:

MCB MCCB
CB tép CB khối (Frame)
Không bằng Chắc chắn
In <= 125 A 100 - 1600 A
Ue < 1000V Ue>1000V
Max. 25 kA Max. 150 kA
Fix Khả năng mở rộng
Không Khả năng truyền thông, điều khiển từ xa
Không Khả năng tùy chỉnh
Ứng dụng: Điện dân dụng, 1 số tủ điện phân phối ánh sáng hay ổ cắm. Ứng dụng: Trong công nghiệp, các tủ điện tổng

MCB MCCB là những loại CB được ứng dụng rộng rãi trên thị trường với nhiều nhà sản xuất lớn và uy tín như: Schneider, ABB, Panasonic, Misubishi, LS, Legrand … Từ những phân tích trên hy vọng giúp bạn hiểu thêm sự khác biệt giữa MCB và MCCB.

👉 Tùy vào chức năng cũng như nhu cầu và nguồn vốn mà các bạn có thể lựa chọn cho mình những loại thiết bị phù hợp! Chúc các bạn thành công!

Thiết bị điện Đặng Gia Phát hiện là nhà phân phối thiết bị MCB, MCCB tại TP. HCM và nhiều khu vực khác khắp cả nước rất nhiều thương hiệu lớn. Chúng tôi cam kết giá bán sản phẩm tốt nhất trên thị trường trong khu vực. Quý khách cần Báo giá thiết bị MCB, MCCB vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới. Trân trọng cảm ơn.

Thiết Bị Điện ĐẶNG GIA PHÁT

Số 8B, Tổ 8, Đường 2, KP. 6, P. Trường Thọ, Quận Thủ Đức, TP. HCM

4/5 - từ 4 lượt đánh giá

Bình luận

Image