BỘ LỌC
  • Thương hiệu
    Schneider
    CHINT
    Siemens
Xóa bộ lọc Áp dụng
  • 1-32/32

Rơ le là một công tắc chuyển đổi hoạt động bằng điện. Chuyên dùng để đóng cắt những dòng điện lớn mà những hệ thống mạch điều khiển không thể trực tiếp can thiệp. Người ta sẽ sử dụng rơ le để đóng cắt dòng điện cao.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Rơ le

Cấu tạo chính của một Rơ le điện cơ:

Rơ le có cấu tạo từ các phần cơ bản như: nam châm điện, cần dẫn động và các ngõ vào ra.

Khi có dòng điện chạy qua ở cuộn dây nam châm điện, cơ năng làm đổi mạch lối ra từ ngõ đóng sang ngõ mở. Và các thanh đổi mạch có thể có lắp lẫy lò xo để quá trình đóng cắt diễn ra dứt khoát.

Nguyên lý hoạt động 

  • Khi có dòng điện chạy qua mạch thứ nhất thì sẽ kích hoạt nam châm điện màu nâu. Từ đó, Relay sẽ tạo ra từ trường màu xanh và thu hút tiếp điểm đỏ đồng thời kích hoạt luôn mạch thứ hai.
  • Khi nguồn điện bị cắt thì tiếp điểm trở về vị trí ban đầu do có lò xo kéo, mạch điện thứ hai bị ngắt.

Đối với Relay thường mở ở trạng thái (NO): Tại các tiếp điểm trong mạch thứ 2 không kết nối theo mặc định và chỉ được bật khi dòng điện chạy qua nam châm. Còn với loại Relay thường đóng (NC) thì mặc định các tiếp điểm được kết nối để dòng điện chạy qua chúng và ngắt khi kích hoạt nam châm. Từ đó, đẩy hoặc kéo các tiếp điểm ra xa nhau. Relay thường mở là loại thông dụng nhất hiện nay.

Chức năng và công dụng của rơ le

  • Rơ le dùng để chuyển mạch nhiều dòng điện, điện áp sang các tải khác nhau. Bằng cách sử dụng một tín hiệu điều khiển.
  • Tách các mạch điều khiển khỏi mạch tải hoặc mạch cấp điện AC khỏi mạch được cấp điện DC.
  • Rơ le sẽ theo dõi, giám sát các hệ thống an toàn công nghiệp và ngắt điện cho máy móc nếu đảm bảo độ an toàn.
  • Một số loại rơ le có thể cung cấp các chức năng logic đơn giản như ‘AND,’ ‘NOT,’ hoặc ‘OR’ cho điều khiển tuần tự hoặc khóa liên động an toàn.

Kinh nghiệm lựa chọn rơ le cho các thiết bị

Khi chọn rơ le, bạn cần phải quan tâm đến kích thước và kiểu chân để chọn một rơ le phù hợp với mạch điện của mình. Bên cạnh đó, cần chú ý đến điện áp điều khiển cuộn dây của rơ le. Có thể là 5V, 12V hoặc 24V. Mạch bạn thiết kế cung cấp điện áp nào thì chọn rơ le với điện áp phù hợp.

Ngoài ra, cần quan tâm đến điện trở của cuộn dây. Vì điều này sẽ ảnh hưởng đến dòng cần cung cấp cho cuộn dây hoạt động. Ví dụ: Bạn chọn một rơ le có điện áp hoạt động là 12V, cuộn dây có điện trở là 400 Ohm thì dòng cần thiết cung cấp là 30mA. Hơn nữa, bạn cần tìm rơ le có số tiếp điểm đóng mở phù hợp.

Báo giá Rờ le điều khiển hẹn giờ điện tại TP. Hồ Chí Minh

Thiết bị điện Đặng Gia Phát là nhà cung cấp sỉ, lẻ thiết bị điện xây dựng dân dụng và công nghiệp tại khu vực phía nam ✔ Cam kết giá bán tốt nhất.

Tags: Rờ le thietbidiendgp, Rờ le​​​​​​​ thủ đức, quận 9, quận 2, Rờ le​​​​​​​ giá rẻ.

Từ khóa: relay đieu khien

Mở rộng