Tổng quan hệ thống báo cháy tự động

Tổng quan hệ thống báo cháy tự động

Hệ thống báo cháy là tập hợp các thiết bị được thiết kế để phát hiện sớm và cảnh báo kịp thời khi có sự cố cháy nổ, giúp con người có đủ thời gian sơ tán và xử lý trước khi tình huống trở nên nghiêm trọng.

Hình minh họa
Hình minh họa

Hiện nay, nhu cầu lắp đặt hệ thống này ngày càng phổ biến tại các nhà xưởng, tòa nhà, chung cư và khu công nghiệp. Do đó, việc nắm rõ nguyên lý hoạt động, các thiết bị liên quan và tiêu chuẩn lắp đặt là điều cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về hệ thống báo cháy.

Sơ đồ hệ thống báo cháy
Sơ đồ hệ thống báo cháy

Hệ thống báo cháy là gì?

Hệ thống báo cháy là tập hợp các thiết bị được lắp đặt nhằm phát hiện và cảnh báo các sự cố liên quan đến cháy nổ. Các tín hiệu cảnh báo có thể ở dạng âm thanh, hình ảnh, tin nhắn hoặc ánh sáng...

Các sự cố thường gặp như:

  • Lửa lớn
  • Khí carbon monoxide ở mật độ cao
  • Khói

Khi các dấu hiệu nguy cơ trên vượt ngưỡng cho phép, hệ thống báo cháy sẽ được kích hoạt. Hiện nay, hệ thống báo cháy đã được tối ưu, cho phép điều khiển và giám sát qua smartphone.

Giải pháp báo cháy tự động
Giải pháp báo cháy tự động

Vai trò của hệ thống báo cháy trong đời sống

Tầm quan trọng của hệ thống PCCC chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã biết. Ngày nay, nhiều hộ gia đình, đặc biệt là ở chung cư, đã trang bị bình chữa cháy và lắp thêm thang dây thoát hiểm.

Điều này cho thấy người dân rất quan tâm đến an toàn cháy nổ. Vậy hệ thống báo cháy mang lại lợi ích cụ thể gì?

  • Cảnh báo nguy cơ cháy nổ sớm
  • Tự động liên hệ lực lượng cứu hỏa (115)
  • Xác định và cung cấp vị trí cháy cho cơ quan chức năng
  • Giảm thiểu cảnh báo giả
  • Kích hoạt hệ thống chữa cháy lắp đặt sẵn
Hệ thống cảnh báo hoả hoạn
Hệ thống cảnh báo hoả hoạn

Các loại hệ thống báo cháy hiện đại

Hệ thống báo cháy hiện đại chia làm hai nhóm chính:

  • Báo cháy thủ công
  • Báo cháy tự động

Với từng nhóm lại có cho mình những cách thức hoạt động riêng.

✅ Giải pháp Báo cháy thủ công

Là hệ thống phụ thuộc hoàn toàn vào con người. Khi phát hiện cháy, người dùng phải đến nút nhấn báo động để kích hoạt hệ thống.

Hệ thống này ngày càng ít sử dụng, thường chỉ dùng kết hợp với giải pháp tự động.

Nhược điểm: Nếu không có người phát hiện kịp thời thì nguy cơ cháy lan rất cao.

Báo cháy thủ công
Báo cháy thủ công

✅ Giải pháp Báo cháy tự động

Giải pháp này có nhiều ưu điểm hơn hệ thống báo cháy thủ công. Nhờ cảm biến hiện đại, hệ thống có thể phát hiện bất thường và truyền tín hiệu về trung tâm để xử lý.

Với giải pháp này nó lại được chia thành 2 nhóm khác là: Báo cháy thường và báo cháy địa chỉ.

Hệ thống báo cháy thường

Đặc điểm:

  • Số kênh báo cháy: 1 - 60
  • Mỗi kênh có thể lắp nhiều thiết bị đầu vào
  • Báo cháy theo khu vực
  • Cần nhiều dây để kết nối về trung tâm

Ưu điểm:

  • Chi phí thấp
  • Vận hành đơn giản

Nhược điểm:

  • Không xác định được vị trí chính xác sự cố
  • Khó tùy chỉnh chức năng
Báo cháy thông thường
Báo cháy thông thường

Hệ thống báo cháy tự đông cấp địa chỉ

Là một giải pháp có khả năng báo cháy ở một vị trí chính xác của từng loại thiết bị (Tiếng anh còn có tên gọi là Addressable Fire Alarm System). Đây cũng chính là sự khác biệt lớn so với loại thông thường, còn lại về các đặc điểm hay cách thức hoạt động đều gần như là tương tự nhau.

Đặc điểm:

  • Các địa chỉ được xác định bởi mạch tín hiệu (Số Loop)
  • Mỗi mạch Loop được trang bị có khả năng kết nối và vận hành hơn 100 thiết bị khác nhau.
  • Đa dạng về số địa chỉ của mạch Loop
  • Được điều khiển từ trung tâm điều khiển thông qua việc thăm dò mạch

Ưu điểm:

  • Phát hiện chính xác và nhanh chóng vị trí gặp sự cố.
  • Có khả năng giám sát và kết nối với các thiết bị khác trong tòa nhà như bơm, thông gió…
  • Số lượng dây cáp kết nối giảm so với thông thường.
  • Chi phí thiết kế và lắp đặt cao.
Báo cháy tự động
Báo cháy tự động

Giải pháp báo cháy thông minh

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang tập trung nghiên cứu và phát triển các giải pháp báo cháy thông minh.

Giải pháp này có thể phát hiện sớm các nguy cơ cháy nổ và gửi cảnh báo qua điện thoại hoặc các thiết bị thông minh khác.

Khi có cháy xảy ra, hệ thống còn có thể tự động kích hoạt vòi phun nước để dập lửa ngay.

Dù hiện tại chưa được áp dụng rộng rãi ở nước ta, nhưng trong thời gian tới, đây rất có thể sẽ là một trong những công nghệ được sử dụng phổ biến.

Các loại thiết bị báo cháy phổ biến

Thiết bị báo cháy thường được chia thành 3 nhóm chính, và mỗi nhóm sẽ bao gồm các loại thiết bị riêng biệt, ví dụ như:

  • Trung tâm điều khiển: Bộ tủ và mạch điều khiển tủng tâm
  • Thiết bị đầu vào: Đầu báo khỏi, đầu báo lửa, khí carbon monoxide, đầu báo nhiệt, đầu báo gas, nút nhấn, module giám sát…
  • Thiết bị đầu ra: Bảng hiển thị, còi báo, chuông báo, đèn báo cháy, module điều khiển,….

 

Các loại thiết bị báo cháy cho hệ thống PCCC
Các loại thiết bị báo cháy cho hệ thống PCCC

Xem thêm:

Thiết bị báo cháy

Thiết bị báo khói

Nguyên lý hoạt động của hệ thống báo cháy

Về cơ bản, nguyên lý hoạt động của hệ thống báo cháy sẽ tùy thuộc vào từng nhóm thiết bị. Với 3 nhóm chính, quy trình vận hành thường diễn ra như sau:

Thiết bị đầu vào sẽ nhận tín hiệu từ các cảm biến cháy >> Tín hiệu này được truyền về trung tâm điều khiển >> Trung tâm xử lý và gửi tín hiệu đến các thiết bị đầu ra >> Chuông, còi, đèn báo… sẽ được kích hoạt để cảnh báo.

Một hệ thống báo cháy thông thường sẽ có hai trạng thái làm việc:

  • Trạng thái giám sát: Khi không có sự cố, hệ thống sẽ luôn ở chế độ này để theo dõi liên tục.
  • Trạng thái báo cháy: Khi có sự cố xảy ra, trung tâm điều khiển sẽ kích hoạt cảnh báo đến các thiết bị như chuông, đèn báo. Các đèn tín hiệu sẽ sáng lên để thông báo đang có tình huống khẩn cấp.

 

Tiêu chuẩn lắp đặt hệ thống báo cháy

Để có thể lắp đặt hệ thống PCCC an toàn và đúng quy định thì chúng ta cần phải tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn ở dưới đây. Có 2 dạng tiêu chuẩn gồm của Việt Nam và Quốc Tế. Tùy vào từng dự án mà chúng ta sẽ áp dụng cho phù hợp.

Tiêu chuẩn Việt Nam khi lắp đặt giải pháp PCCC

  • TCVN 5738:2001: Tiêu chuẩn hệ thống báo cháy và yêu cầu kỹ thuật.
  • TCVN 7568-14:2015: Tiêu chuẩn về lắp đặt và vận hành giải pháp báo cháy

Tiêu chuẩn quốc tế khi lắp đặt hệ thống PCCC

  • ISO 7240-14:2013 - Phát hiện & cảnh báo cháy nổ
  • BS 5839-1 - Tiêu chuẩn Anh về hệ thống cảnh báo cháy
  • NFPA 72 - Tiêu chuẩn Mỹ về hệ thống báo cháy

Ở Việt Nam thường sẽ áp dụng các TCVN và ISO để sản xuất, lắp đặt và vận hành hệ thống cảnh báo cháy.

TCVN PCCC
TCVN PCCC

Các lỗi phổ biến khi sử dụng hệ thống PCCC

Nếu hệ thống báo cháy không được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ, rất dễ phát sinh các sự cố như:

  • Thiết bị đầu ra không hoạt động
  • Thiết bị đầu vào không nhận được tín hiệu
  • Bảo trì sai cách gây hỏng mạch điện
  • Trung tâm điều khiển không nhận tín hiệu do lỗi đường truyền
  • Thiết bị đầu ra cảnh báo yếu, kém hiệu quả
  • Đường dây kết nối bị đứt hoặc chập chờn

Để tránh các lỗi này, bạn nên kiểm tra hệ thống thường xuyên. Ngoài ra, hiện nay cũng có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ bảo trì hệ thống báo cháy, bạn có thể tham khảo nếu không có kỹ thuật viên chuyên trách.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động cũng như tầm quan trọng của việc bảo trì hệ thống báo cháy. Nếu cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ các đơn vị chuyên nghiệp để được hỗ trợ cụ thể hơn.

5/5 - từ 2 lượt đánh giá

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về giá bán hoặc thông tin kỹ thuật vui lòng liên hệ với chúng tôi theo hotline bên dưới để được tư vấn tốt nhất.

HOTLINE: 028 3731 3963

👉 TẠI SAO NÊN CHỌN THIẾT BỊ ĐIỆN ĐẶNG GIA PHÁT

  • ✔ HÀNG CHÍNH HÃNG CHẤT LƯỢNG TỐT NHẤT
  • ✔ CAM KẾT GIÁ TỐT NHẤT KHU VỰC
  • ✔ DỊCH VỤ BẢO HÀNH HẬU MÃI TẬN TÌNH LÂU DÀI

Thiết Bị Điện Đặng Gia Phát là nhà phân phối sỉ, lẻ thiết bị điện xây dựng dân dụng và công nghiệp. Cam kết giá tốt nhất trong khu vực, hỗ trợ giao hàng đến các tỉnh thành.

Bình luận